Đường lây truyền
– Chim và lợn là khởi đầu các ổ chứa virus viêm não Nhật Bản. Muỗi hút máu của lợn, sau đó đốt sang người sẽ truyền virus sang người. Đến nay, đây là con đường duy nhất lây nhiễm viêm não Nhật Bản. Hiện chưa ghi nhận lây truyền từ người sang người.
– Dù nhiễm virus song lợn không bị bệnh mà đóng vai trò là kho chứa, duy trì virus trong thiên nhiên.
– Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh, nhưng chủ yếu là 2 loài: Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui. 2 loài này hoạt động mạnh vào lúc chập choạng tối và thường sống ở ruộng lúa nước.

Biểu hiện của bệnh
– Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài 5-14 ngày, trung bình là 1 tuần.

– Giai đoạn khởi phát: Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt và thường sốt rất cao 39-40 độ C. Bệnh thường xảy ra đột ngột, có trẻ đang khỏe mạnh bỗng dưng sốt cao, co giật, dẫn đến lờ đờ, hôn mê trong 1-3 ngày. Diễn biến bệnh nặng lên rất nhanh.
– Trong thời kỳ này, bệnh còn có các biểu hiện kèm theo như rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn.
– Ngay trong 1 -2 ngày đầu của bệnh, bệnh nhi đã xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn sự vận động nhãn cầu, lú lẫn hoặc mất ý thức.
– Ở một số trẻ nhỏ tuổi, ngoài sốt cao có thể thấy đi ngoài phân lỏng, đau bụng, nôn.
– Giai đoạn toàn phát: Virus xâm nhập vào tế bào não tuỷ gây huỷ hoại các tế bào thần kinh. Lúc này các triệu chứng không giảm mà tăng dần.
– Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên như vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ, lúc tái, rối loạn nhịp thở và tăng tiết trong lòng khí quản, mạch thường nhanh và yếu.
– Giai đoạn này diễn ra ngắn, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê sâu với rối loạn các chức năng sống. Những bệnh nhân vượt qua được thời kỳ này thì tiên lượng tốt hơn.
– Giai đoạn lui bệnh: Từ tuần thứ 2, bệnh nhân đỡ dần, nhiệt độ giảm từ sốt cao xuống sốt nhẹ.
Vào khoảng ngày thứ 10 trở đi, nhiệt độ bệnh nhân trở về bình thường nếu không có bội nhiễm vi khuẩn khác. Bệnh nhân từ hôn mê dần dần tỉnh, không còn những cơn co cứng, bệnh nhân hết nôn và đau đầu.
Bệnh nhân có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: Viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm phế quản – phổi do bội nhiễm hoặc viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu hoặc đặt sonde dẫn lưu; loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng.
Những di chứng sớm có thể gặp là bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa giật, múa vờn, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần, vận động.
Từ cuối tuần thứ 2 trở đi là thời kỳ của những biến chứng và di chứng muộn, hay gặp nhất là: loét nhiễm trùng, rối loạn giao cảm, rối loạn chuyển hoá hoặc động kinh, nghe kém/điếc, rối loạn tâm thần…

4/ Sốt virus Chikungunya.
– Sốt Chikungunya là bệnh do virus Chikungunya lây nhiễm qua trung gian muỗi. Căn bệnh được phát hiện đầu tiên ở châu Á, Ấn Độ, sau đó lây lan sang châu Âu và châu Mỹ. Các triệu chứng phổ biến của bệnh này bao gồm nhức đầu, nôn mửa, đau lưng, phát ban da và đau khớp kéo dài một vài tuần. Người bệnh cần phải nghỉ ngơi và bổ sung nhiều nước cho đến khi các triệu chứng bệnh biến mất.

Sốt Chikungunya căn bệnh nguy hiểm do muỗi đốt

Sốt Chikungunya căn bệnh nguy hiểm do muỗi đốt.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt chikungunya:
– Các triệu chứng phổ biến của bệnh sốt chikungunya là: Sốt, Đau khớp, Đau cơ, Đau đầu, Buồn nôn, Mệt mỏi, Phát ban.
– Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện khoảng từ 4 đến 8 ngày sau vết cắn từ  muỗi nhiễm bệnh. Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giống với bệnh sốt xuất huyết và bệnh Zika và bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm ở những nơi phổ biến hai loại bệnh này.
– Sốt Chikungunya không gây tử vong, nhưng các triệu chứng của bệnh có thể chuyển sang mạn tính.
– Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

5/ Sốt xuất huyết.
– Sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm nhất do muỗi gây ra. Nó chủ yếu xuất hiện ở những người nơi trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như Puerto Rico, quần đảo Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có thể sốt, phát ban, nhức đầu, dễ bầm tím và chảy máu răng, nặng hơn là đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết dưới da. Sốt xuất huyết hiện nay đã có thuốc chủng ngừa.

Bệnh sốt xuất huyết do muỗi gây ra

Bệnh sốt xuất huyết do muỗi gây ra.

Triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ)
– Những người lần đầu tiên mắc bệnh bị loại này vì họ chưa có miễn dịch với bệnh. Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt và sẽ kéo dài trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như: Sốt cao, lên đến 40,5oC; Nhức đầu nghiêm trọng; Đau phía sau mắt; Đau khớp và cơ; Buồn nôn và ói mửa; Phát ban.
Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày. Bạn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu
– Các dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

– Thể bệnh này là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).
– Loại này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bạn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). Dạng bệnh này có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
– Trẻ em khi mắc bệnh sốt xuất huyết từ 3 ngày sẽ có những dấu hiệu sốt cao, khiến bố mẹ thường nhầm là cảm cúm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bố mẹ có thể tìm hiểu kỹ giai đoạn phát triển triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ tại đây.
– Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

6/ Sốt vàng da.
– Sốt vàng da là một căn bệnh phổ biến ở châu Phi và Nam Mỹ. Đó là một dạng bệnh sốt xuất huyết không có biện pháp điều trị. Sau một thời gian bệnh nặng, 15% bệnh nhân bị biến chứng với cơn sốt cao hơn, vàng da (da và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng) và chảy máu trong. Khoảng một nửa số bệnh nhân biến chứng bị tử vong. Bệnh đã có vắc xin ngăn ngừa, vì vậy, bạn nên tiêm chủng nếu muốn đi du lịch tới các nước châu Phi hoặc châu Mỹ Latin.

Bệnh sốt vàng da do muỗi gây ra

Bệnh sốt vàng da do muỗi gây ra.

Triệu chứng của bệnh sốt vàng da
Trong 3-6 ngày đầu – giai đoạn ủ bệnh bệnh nhân sẽ không gặp bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Sau đó, virus đi vào quá trình cấp tính & tiếp theo, trong một số tình huống, giai đoạn độc có thể đe dọa tính mạng.

Giai đoạn cấp tính
Khi các virus bệnh sốt vàng da bước vào giai đoạn cấp tính, người bệnh sẽ có những biểu hiện cụ thể như: Sốt. Nhức đầu. Cơ đau nhức, đặc thù là ở sườn lưng và đầu gối. Buồn nôn, nôn mửa hoặc cả 2. Chán ăn. Chóng mặt. Đỏ mắt, mặt hoặc lưỡi.
Những dấu hiệu và triệu chứng thường hết trong vòng vài ngày.

Giai đoạn độc
Sau một hoặc hai ngày sau khi ở giai đoạn cấp tính, một số người sau đó đi vào giai đoạn độc. Đây có thể bao gồm: Vàng da và tròng trắng mắt. Đau bụng và nôn mửa, thỉnh thoảng có máu. Đi tiểu ít hơn. Chảy máu miệng, mũi và mắt. Loạn nhịp tim. Suy gan và suy thận. Rối loạn tính năng não, bao gồm mê sảng, co giật & hôn mê.
*Giai đoạn độc của bệnh sốt vàng da có thể gây tử vong.

7/ Sốt rét.
– Sốt rét là căn bệnh gây ra hơn 600.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Nguyên nhân gây sốt rét là do muỗi cái Anopheles truyền ký sinh trùng Plasmodium vào cơ thể người qua vết cắn. Bệnh gây sốt cao, ớn lạnh, và triệu chứng như cúm nặng, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách mắc màn ngủ, thuốc chống côn trùng, mặc áo dài tay, và có thể điều trị, nhưng nó vẫn khiến nhiều người tử vong.

Bệnh sốt rét do muỗi vằn gây ra

Bệnh sốt rét do muỗi vằn gây ra.

Triệu chứng của bệnh sốt rét
– Khi mới mắc bệnh, những biểu hiện ban đầu có thể thấy như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, thường xuyên buồn nôn và ói mửa và tái phát các triệu chứng mỗi 48-72 giờ, tùy theo cơ thể của từng bệnh nhân và độ nhiễm virut sốt rét.
– Sốt rét thường có hai thể lâm sàng là sốt rét thể thông thường và sốt rét ác tính.
– Sốt rét thể thông thường: Là những triệu chứng thường gặp ban đầu khi mắc bệnh sốt rét và không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tùy cơ thể mỗi người, mà có những biểu hiện sốt khác nhau như.
Sốt điển hình với ba giai đoạn: Rét run – Sốt – Vã mồ hôi.
– Sốt không điển hình: Là những biểu hiện sốt không thành cơ, hay ớn lạnh, rét và nổi da gà (ở những bệnh nhân mắc bệnh tại vùng dịch), hoặc sốt liên tục, dao động (ở bệnh nhân là trẻ em, người bị sốt rét lần đầu).
– Và các biểu hiện như lá lách phình to, gan to, thiếu máu, người xanh xao, suy nhược.
– Sốt rét ác tính: Đây là trường hợp bệnh nhân sốt rét trở nặng, có những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh, với các biểu hiện đặc biệt.
– Sốt cao liên tục.
– Rối loạn ý thức nhẹ (ngủ li bì, mơ sảng, nói lẩm bẩm…)
– Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, bau bụng cấp, buồn nôn, ói mửa.
– Xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội.
– Cơ thể trở nên thiếu nhiều máu: Da xanh tái, niêm mạc nhợt, ánh nhìn lờ đờ.

8/ Cách diệt muỗi, phòng trừ muỗi.
– Cho đến nay vẫn chưa có các loại vắc-xin phòng tránh sốt rét, do vậy cập nhật những biện pháp phòng tránh sốt rét tại gia là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là dân cư sinh sống tại các khu vực có thời tiết và điều kiện ẩm ướt, nhiều mưa, không sạch sẽ.
– Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, dọn sạch những khu vực ẩm ướt, nhiều bụi bẩn để ngăn chặn muỗi phát triển. Nếu được lắp lưới chống muỗi ở khu vực cửa ra vào, cửa sổ…
– Phun tồn lưu trong nhà, xịt chống côn trùng hoặc áp dụng các mẹo đuổi muỗi.
– Mắc mùng và nhét mùng cẩn thận khi ngủ để tránh nguy cơ muỗi đốt vào ban đêm.
– Hiện nay có rất nhiều các để tiêu diệt muỗi như: đèn bắt muỗi, phun tiêu diệt muỗi trong nhà, sân vườn, khuôn viên,… bằng phương pháp phun sương tồn lưu hoặc phun khói.
a/ Phương pháp dùng đèn bắt muỗi:
– Cách này khá an toàn nhưng hiệu quả chỉ trong 1 phạm vi nhất định.
– Chi phí mua đèn cũng khá đắt đỏ.
– Linh kiện thay thế dễ hay khó tìm là do nhà sản xuất.
b/ Phương pháp phun sương tồn lưu.
– Là phương pháp hiệu quả nhất:
+ Xử lý trên diện rộng.
+ Tiêu diệt ngay được các sinh vật như: ruồi, muỗi, kiến, gián,…
+ Thuốc diệt côn trùng thông dụng, được nhập khẩu trực tiếp, bộ y tế cho phép lưu hành.
+ Tồn lưu thuốc lại trong thời gian dài ( 3-6 tháng) tùy vào khu vực vùng miền.
+ Không ảnh hưởng môi trường xung quanh.
c/ Phương pháp phun khói:
– Phương pháp này khá là hữu ích cho xí nghiệp, kho xưởng có diện tích rộng, sân vườn, khuông viên có nhiều cây cối.
– Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng ngay tức thời và khi nào phát sinh côn trùng lại ta phải xử lý tiếp tục.
Trên đây là tổng hợp các bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra. Và các cách hữu hiệu để tiêu diệt hoặc hạn chế muỗi. Quý khách nếu có nhu cầu về diệt muỗi, diệt côn trùng hoặc tư vấn vui lòng liên hệ chúng tôi hoặc gọi số 0901000380 (24/7) để được tư vấn và hướng dẫn quý khách để quý khách bảo vệ bản thân cũng như người thân tránh các bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra một cách tốt nhất.

KTV Diệt côn trùng tổng hợp ( Nguồn Sưu Tầm).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *